Tướng Trạng 25 vị Bồ Tát tiếp dẫn Tây Phương Cực Lạc
Tướng trạng 25 vị bồ tát tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc
Đức Phật A-Di-Đà, giáo-chủ của thế-giới Cực-lạc ở phương tây là vị lãnh-đạo hai mươi lăm thánh chúng trong việc nghinh tiếp những hành-giả niệm Phật được vãng sanh. Hai mươi lăm vị Bồ-tát đó là:
1. Đức Quán Thế-âm Bồ-tát
2. Đức Đại Thế-chí Bồ-tát
3. Đức Dược-Vương Bồ-tát
4. Đức Dược-Thượng Bồ-tát
5. Đức Phổ-Hiền Bồ-tát
6. Đức Pháp Tự-Tại Bồ-tát
7. Đức Sư-Tử hống Bồ-tát
8. Đức Đà-la-ni Bồ-tát
9. Đức Hư-Không Tạng Bồ-tát
10. Đức Đức-Tạng Bồ-tát
11. Đức Bửu-Tạng Bồ-tát
12. Đức Kim-Tạng Bồ-tát
13. Đức Kim-Cang Tạng Bồ-tát
14. Đức Sơn-Hải Tuệ Bồ-tát
15. Đức Quang-Minh Vương Bồ-tát
16. Đức Hoa-Nghiêm Vương Bồ-tát
17. Đức Chúng-Bửu Vương Bồ-tát
18. Đức Nguyệt-Quang Vương Bồ-tát
19. Đức Nhật-Chiếu Vương Bồ-tát
20. Đức Tam-Muội Vương Bồ-tát
21. Đức Định Tự-Tại Vương Bồ-tát
22. Đức Đại Tự-tại Vương Bồ-tát
23. Đức Bạch-Tượng Vương Bồ-tát
24. Đức Đại Uy-Bức Vương Bồ-tát
25. Đức Vô-Biên Thân Bồ-tát
Hai mươi lăm vị Bồ-tát trên đây đều hộ-niệm cho chúng sanh niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà. Tôn danh của chư vị cũng từ kinh A-Di-Đà Phật Quốc mà ra.
Tôn dung của chư vị hoặc đứng hoặc ngồi, có tượng vẽ hay bằng gỗ, với các vật cầm tay cũng không thống- nhất nhau. Chư vị đều hầu chung quanh Phật A-Di-Đà trong ánh hào quang màu vàng rực rỡ, có mây tiá vần vũ, có nhạc trời phát ra những diệu âm ca hát, để tiện nghinh tiếp chúng sanh niệm Phật.
Hình tướng của hai mươi lăm vị Bồ-tát được mô tả như sau:
1. Quán Thế-âm Bồ-tát: Ngài hầu bên trái đức A-Di-Đà, hai tay bưng đài sen tiá, phần trên của thân hơi nghiêng về phía trước. Ngài đứng trên hoa sen. Có tượng ngồi, gương mặt mỉm cười, tỏ vẻ nghinh tiếp hành giả niệm Phật.
2. Đại Thế-chí Bồ-tát: song song với đức Quán Thế-âm, Ngài hầu bên phải Phật A-Di-Đà, hai tay chắp lại, đứng hoặc ngồi trên đài sen. Ngài chủ trì việc khen ngợi hành giả được vãng sanh thế-giới cực-lạc.
3. Dược-Vương Bồ-tát: tay trái cầm tràng phan, đứng trên đài sen, tỏ vẻ hoan hỷ nghênh đón hành giả được vãng sanh thế giới cực-lạc.
4. Dược-Thượng Bồ-tát: hai tay cầm giữ ngọc-phan, như đang đứng hóng gió, mặt tươi cười.
5. Phổ-Hiền Bồ-tát: thông thường Ngài cưỡi voi trắng, trong số 25 vị Bồ-tát này, hình tượng của Ngài có hai tay bưng lọng che, tỏ vẻ tán thán hành-giả mới được vãng sanh.
6. Pháp Tự-Tại Bồ-tát: hai tay Ngài cầm chuỗi hoa, biểu-thị sự hoan-hỷ phát xuất từ đáy lòng, tỏ vẻ đến nghênh tiếp hành-giả với lời ca, điệu múa. Có thuyết nói: Ngài với Bồ-tát Văn-Thù chỉ là một, nhưng mà khác tên.
7. Sư-Tử hống Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, thổi nhạc khí, tỏ ra có đủ uy-đức vô-uý, giống như chúa tể của loài vật, dũng-mãnh.Trong kinh Duy-Ma, phẩm Phật-quốc, có nói: “ Sư-tử hống… tên nghe khắp mười phương… hàng phục ma oán, chế-ngự ngoại-đạo, hết thảy đều đã thanh-tịnh, vĩnh viễn xa lìa các sự trói buộc, ngăn che, tâm thường an-trụ, giải-thoát vô-ngại.”
Do đó, có thể thấy rằng uy-đức của Bồ-tát này; mặc-dù ai đó là hạng siêu-phàm nhưng cũng khó lòng mà so- sánh được.
8. Đà-la-ni Bồ-tát: hai tay cầm nhẹ một góc áo trời, cất chân phải, tỏ vẻ rất khoan-khoái nên nhảy múa. Đà-la-ni là chữ Phạn, dịch sang Hán-Việt là tổng-trì, hoặc năng-trì. Trong Bí Tạng Ký Sao nói: Đà-la-ni là tổng-trì, một chữ Đà-la-ni bao gồm tất cả tư-tưởng, giống như trời đất bao hàm tất cả vạn-vật. Vì vậy, có thể nói sức bao-bọc của Thánh-tôn này rất to lớn; do đó mà có tên Ngài như vậy.
9. Hư-Không Tạng Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, hai tay đánh trống.
10. Đức-Tạng Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, hai tay làm động tác thổi cái sên2. Đức Thánh-tôn này có vô lượng bi-tâm, ứng với căn cơ của tất cả chúng sanh, mở kho báu công-đức đại-bi để làm lợi ích giáo-hóa tất cả.
11. Bửu-Tạng Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, làm động tác thổi sáo. Bí-tạng của Thánh-tôn này có bảy loại trân bảo, ứng với nguyện-vọng của tất cả chúng sanh. Tùy thời, Ngài đả-khai bửu-tạng, chia đều, cấp phát cho tất cả chúng sanh, khiến họ có thể đạt được các loại ân- huệ.
12. Kim-Tạng Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, làm các động tác như chơi đàn, chép sách. Dựa và công-đức như tên gọi, đức Thánh-tôn này gia-nhập thánh chúng của Tịnh-độ Cực-lạc. Công-đức của Ngài đầy đủ, giống như vàng ròng, nên gọi là Kim-cang bất hoại; nước lửa chẳng xâm phạm. Dùng các thí dụ đó để biểu-thị công-đức trong sạch bền vững của Ngài, không gì có thể làm dơ bẩn được.
13. Kim-Cang Tạng Bồ-tát: Ngài ngồi trên đài hoa sen, làm động tác đánh đàn cầm. Đức Thánh-tôn này có đủ trí-tuệ kim-cang chẳng hoại. Để dứt trừ hết các nghi-hoặc và phiền-não chướng của chúng sanh, Ngài lấy đại công-đức vô-tận cấp cho tất cả chúng sanh, nhân đó mà có tên như vậy.
14. Sơn-Hải Tuệ Bồ-tát: Tay trái dắt trên đầu một chiếc không-hầu có ba mũi nhọn; tay phải làm động tác từ bỏ nhẹ nhàng. Trí-đức cao khiết của Thánh-tôn này, giáo-hóa và làm lợi-ích cho tất cả chúng sanh. Trí-đức cao thâm của Ngài giống như núi cao, biển sâu, cho nên Ngài có tên như vậy.
15. Quang-Minh Vương Bồ-tát: Ngài ngồi trên đài hoa sen, làm động tác đang gẩy đàn Tên của Ngài được giải thích như sau: hai chữ Quang-Minh bày tỏ trí-tuệ sáng suốt; chữ Vương diễn tả ý ‘hơn hết’; thành ra Quang Minh Vương là ‘sáng suốt như ánh quang minh mặt trời mặt trăng của chư Phật, không gì vượt quá nổi. Vì vậy mà gọi Ngài là Quang-minh Vương Bồ-tát.”
16. Hoa-Nghiêm Vương Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, hai tay làm động tác tán-thán. Nhan vì Ngài làm vạn hạnh như hoa, dùng hoa đó để trang nghiêm quả địa nên gọi là Hoa-Nghiêm, hoặc muôn đức của quả Địa như Hoa, lấy pháp thân để trang nghiêm quả địa ấy nên gọi là Hoa-Nghiêm.
17. Chúng-Bửu Vương Bồ-tát: Ngài đứng trên hai đài sen làm động tác đánh xập-xõa. Ngài có bảy loại trân bảo. Ngài tập họp được tất cả châu báu vào một thân, ứng hợp với các căn cơ của chúng sanh, cấp phát bình-đẳng cho tất cả. 18. Nguyệt-Quang Vương Bồ-tát: Ngài đứng trên hai đài sen, tay phải cầm trống rung, tay trái thì ngón giữa và ngón áp út cong lại cho ngón cái trải nhẹ qua, ngón trỏ và ngón út để đứng, cất nhẹ chân trái, tỏ vẻ rất vui thích làm động tác nhảy múa.
Đức Thánh-tôn này dùng tánh đức viên-mãn không khuyết như mặt trăng tròn sáng để làm lợi ích và hóa độ cho tất cả chúng sanh cho nên có tên như vậy.
19. Nhật-Chiếu Vương Bồ-tát: Ngài đứng trên đài sen, làm động tác dánh chiêng. Ngài dùng trí-tuệ sáng suốt của mình soi phá hết thảy các chỗ u-ám của chúng sanh; ứng hợp với căn cơ của họ. Ngài lấy trí-đức ấy làm lợi-ích và hóa-độ cho tất cả chúng sanh.
20. Tam-Muội Vương Bồ-tát: Tay trái mang giỏ có nhiều hoa sen, tay phải như đang rải hoa, tỏ vẻ vui sướng ca ngâm. Đức Thánh-tôn này trong Tam-muội Sở-đắc có phần đức tự-tại, do đó mà có tên Ngài như thế.
21. Định Tự-Tại Vương Bồ-tát: Ngài ở phiá sau cái trống lớn, được trang sức bằng ánh lửa sáng tốt đẹp, hai tay đang làm động tác đánh trống. Ở trong thiền-định, Ngài có thể biến hóa tự-tại; trong định lực; Ngài hiện ra ánh lửa; trong định nước, Ngài hiện ra sóng, có đủ phần đức tự-tại vô ngại. Do đó, mà có tên Ngài như vậy.
22. Đại Tự-tại Vương Bồ-tát: Ngài đứng tên đài hoa sen làm động tác gảy một nhạc cụ nhỏ chế bằng kim-loại. Đức Thánh-tôn này dựa vào phần đức biến hóa tự-tại vô- ngại của mình mà cứu độ tất cả chúng sanh. Do đó mà có tên Ngài nhu vậy.
23. Bạch-Tượng Vương Bồ-tát: Ngài đứng trên đài hoa sen, làm động tác thổi sáo. Ngài có uy-lực lớn như một thớt voi trắng, đầy đủ muôn đức, hay phát sức đại-từ. Ngài dùng uy-lực đại từ-bi để cứu vớt tất cả chúng sanh. Do đó mà có tên Ngài như vậy.
24. Đại Uy-Bức Vương Bồ-tát: Ngài lướt nhìn chuỗi ngọc, có tướng trạng đang nói pháp. Tên Ngài là Đại Uy-đức Vương, vì chữ ‘Đại’ bày tỏ sự rộng lớn vô-biên; chữ ‘Uy’ tức là oai thế; chữ ‘Đức’ nói về công-đức; chữ ‘Vương’ diễn tả ý tự-tại. Ngài dùng uy-đức rộng lớn vô biên để cứu độ tất cả chúng sanh nên gọi như vậy.
25. Vô-Biên Thân Bồ-tát: Tay phải cầm nhành dương- liễu, tay trái bắt ngọc trai. Ngài đứng trên đài hoa sen. Ngài đồng thể nhưng khác tên với Địa-tạng Bồ-tát.